Chiến Trường Tồi Tệ
Wednesday, September 19, 2012
Biểu Tình Chống Văn Công Việt Cộng Tại Nam California 2012
Fountain Valley (VanHoaNBLV) - Hàng ngàn đồng hương đã hưởng ứng cuộc biểu tình chống Văn Công Việt Cộng tới biểu diễn với hai xuất hát tại Sai Gon Performing Arts Center thuộc thành phố Fountain Valley vào ngày 16 tháng 9 năm 2012.
VanHoaNBLV đã phỏng vấn Ông Phan Kỳ Nhơn, một thành viên của Ban tổ chức và được biết rằng Ban tổ chức đã phải phối trí, giữ gìn trật tự cho cuộc biểu tình kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Ban Tổ Chức rất vui mừng vì trong suốt khoảng thời gian ấy đồng hương đã luân phiên tìm tới tham gia cuộc biểu tình hết đợt này qua đợt khác; điều đó đã giữ được sự hiện diện liên tục, thường trực cho cuộc biểu tình.
Ông Phan Kỳ Nhơn cho biết rằng một số đồng hương đã đến gần nơi bán vé và đếm được số khán giả của xuất hát buổi trưa khoảng 50 người và xuất tối khoảng 120 người.
Mặt khác Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Miền Nam California cũng là một thành viên của Ban tổ chức nói với VanHoaNBLV rằng việc khó khăn nhất là làm sao để vận động với Sở Cảnh Sát thành phố Fountain Valley cho phép người biểu tình được tiến vào bên trong bãi đậu xe kế cận rạp hát là điều khó khăn hơn cả. Ban Tổ Chức chúng tôi đã được sự giúp đở của Nghị viên Michael Võ thuộc Fountain Valley để vận động với Sở Cảnh Sát sở tại để đạt được chuyện này.
Theo Luật sư Nghĩa mặc dù cuộc biểu tình kết thúc lúc 8 giờ tối nhưng một số đồng hương đã tự động ở lại tới trên 9 giờ vì họ muốn coi tận mặt đám Văn Công Việt Cộng. Điều này khiến Cảnh Sát Fountain Valley phải tăng cường lực lượng đến lúc đó đồng bào mới chịu giải tán.
Luật sư Nghĩa cho biết có một vài rắc rối vế trật tự nhưng Ban tổ chức đã can thiệp kịp thời khiến cuộc biểu tình thành công tốt đẹp.
Cuộc biểu tình này được tổ chức bởi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California Hoa Kỳ cùng một số các Hội Đoàn.
VanhoaNBLV tham dự, phỏng vấn và ghi nhận lại một số hình ảnh về cuộc biểu tình này.
Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com
Friday, September 14, 2012
Lý Khói Bay - Thơ Ngô Đình Vận
L Ý K H Ó I B A Y
(Tưởng nhớ Nhạc sư Nghiêm Phú Phi)
Đời người quá ngắn, ngày thì dài
Dài trong khoảnh khắc những bi ai
Người đi quên bẵng đời thương tiếc
Khói đã lên cùng mây vẫn trôi
Làn khói bay đi chẳng trở về
Bỏ người, bỏ đất, bỏ đam mê
Bay trên âm điệu vào vô tận
Nắng, gió khoan hòa ru khói vơi.
California, tháng 01 năm 2008
Ngô Đình Vận
Thursday, September 13, 2012
Ngô Đình Vận – Ông Trần Văn Giáp Lộng Ngôn Với Chữ Nghĩa
ÔNG TRẦN VĂN GIÁP LỘNG NGÔN VỚI CHỮ NGHĨA
Ngô Đình Vận
Đọc cuốn Lược Khảo Vấn Đề Chữ Nôm của Trần Văn Giáp do Ngày Nay xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2002, chúng tôi thấy rõ “tác phong” cán bộ Văn Hóa của ông Trần Văn Giáp.
Ở trang X của cuốn sách, phần tiểu sử Tác Giả (1902-1973) viết rõ rằng “Sau cách mạng tháng tám, ông (Trần Văn Giáp) tham gia kháng chiến, làm việc ở Bộ Giáo Dục, phụ trách tờ Giáo Dục Tập San, dạy các trường Hùng Vương, Trung Học Kháng Chiến, Sư Phạm Trung Ương… là chủ biên, tác giả hay đồng tác giả nhiều cuốn sách…”.
Như thế ông Giáp không chỉ là một cán bộ Văn Hóa của VC mà còn là “Thủ Trưởng” Văn Hóa một ngành ở trung ương nữa.
“Tác Phong” của một Cán Bộ Văn Hóa VC là tuyệt đối thi hành chính sách chỉ huy Văn Hóa của Đảng, tìm đủ mọi cách, mọi cơ hội đạt được mục đích chống Tây Phưong để rập khuôn theo đường lối của Liên Sô và Trung Quốc cho dù phải dùng các thủ đoạn phi văn hóa, gian dối đến xuẩn động.
Để chứng minh cho các điều được nêu ra, chúng tôi đi vào chi tiết và buộc lòng phải phân tích từng đoạn mà ông Trần Văn Giáp đã viết ở phần Kết Luận của chương 3, chữ Nôm và Văn Học Việt Nam.
Đề cập đến chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh ông Giáp viết “Vào đầu hồi thế kỷ thứ XVII, văn hóa Tây Phưong có mang lại cho ta một thứ chữ phiên âm bằng chữ La Tinh mà ta gọi là chữ quốc ngữ La Tinh. Nhưng vì thứ chữ này do các giáo sĩ Tây Phương đã lợi dụng, chỉ để truyền giáo nên hồi đầu không được thông dụng trong dân gian”.
Qua câu này, với lối viết dài dòng về cách dùng chữ của ông Giáp, chúng tôi thấy có điểm sai. Sai nặng nhất là chữ “lợi dụng” vì các giáo sĩ Tây Phương sáng tạo ra chữ quốc ngữ La Tinh, họ có mục đích rõ ràng là chỉ để truyền đạo mà thôi.
Theo một số sử liệu của Công Giáo thì chữ quốc ngữ La Tinh là công trình tập thể của các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Pháp… với sự trợ giúp của các tu sĩ, giáo dân Việt nữa. Nếu chỉ tính về mặt văn bản in ấn đầu tiên của chữ quốc ngữ La Tinh thì cuốn sách giáo lý viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên đã được giáo sĩ Alexamdre de Rhodes (Đắc Lộ) viết tay vào năm 1624 và sau đó được in tại La Mã năm 1651 cùng với cuốn Dictionarium annamiticum, Luoitanum et Latium (Tự Vị An Nam, Bồ Đào Nha, La Tinh). Trong lời tựa của cuốn Tự Vị Việt, Bồ, La này, giáo sĩ Đắc Lộ cho biết rằng trước năm 1651 các giáo sĩ đã lưu hành hai cuốn tư vị viết tay của giáo sĩ Bồ Đào Nha Gaspar d’Amaral và giáo sĩ Antonio Barbosa.
Tiếp sau đó, ông Trần Văn Giáp ghi rằng “Đến đầu thế kỷ XIX, khi bọn thực dân Pháp mới xâm chiếm Nam Kỳ, chúng đã lợi dụng ngay chữ quốc ngữ La Tinh để phổ biến chính sách ngu dân. Có ý Âu hóa nhân dân Việt Nam: tại các trường học, chúng cho dạy Việt Văn như một ngoại ngữ”.
Câu này thì quá sai về cả lý luận, lịch sử và giáo dục. Trước hết, chữ quốc ngữ tính từ khi giáo sĩ Đắc Lộ viết sách kinh năm 1624 đến khi Pháp chiếm hết Nam Kỳ năm 1867 đã trải qua trên 230 năm, khi một thứ chữ dễ dùng thì ai không dùng là dại và người Pháp cũng chẳng “lợi dụng” gì khi dạy quốc ngữ để phổ biến chính sách ngu dân. Muốn dân ta ngu để cai trị thì Pháp cứ để cho dân ta mù chữ thì dễ hơn. Về “chính sách ngu dân” Tây thuộc địa có gian trá cách nào cũng không thể theo kịp nhà nước Việt Cộng được. Điển hình là truyện “Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” kể rằng một cậu bé bán đậu phộng rang đã tẩm xăng vào ngưòi, châm lửa cho cháy rồi chạy thẳng vào đốt trọn kho xăng của Pháp ở Thị Nghè vào ngày 1-1-1946. Chuyện bịa đặt với các chi tiết ngớ ngẩn, phản khoa học này đã được đưa vào sách giáo khoa bậc Tiểu học dưới thời Bộ Trưởng Tuyên Truyền Trần Huy Liệu đã đầu độc không biết bao nhiêu thế hệ học sinh Việt Nam.
Cá nhân ông Trần Văn Giáp thì ông đã cho rằng Pháp “lợi dụng” mà ông vẫn chạy theo “chính sách ngu dân” để học quốc ngữ cách nào không thấy ghi rõ trong tiểu sử nhưng chắc chắn ở khoảng từ 14 đến 18 tuổi. Ông Giáp còn dấn thân xa hơn trên con đường do thực dân Pháp vạch ra là học cả chữ Tây để làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ rồi tới năm 1927 ông đã được đi tu nghiệp ở các trường tại thủ đô Paris của Pháp nữa.
Khác hẳn với lập luận của ông Giáp lên án việc Pháp dạy chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XIX mà ông Giáp viết ở phần Kết Luận, chưong 3 sách Lược Khảo Vấn Đề Chữ Nôm (viết xong ngày 7-XI-1970), trước năm 1970 cả trên nửa thế kỷ đã có nhiều nhà Giáo dục, Học giả, Ký giả nhận xét rằng việc học hành và giảng dạy chữ quốc ngữ La Tinh là mở mang kiến thức cho dân chúng.
Điển hình cho quan điểm cổ võ học và dạy chữ quốc ngữ La Tinh, chúng ta có thể thấy được qua các sách của những tác giả Dương Quảng Hàm, Lê Văn Siêu.
Từ năm 1925, Giáo sư Dương Quảng Hàm đã viết trong Quốc Văn Trích Diễm rằng “Khi các nhà tân học, cựu học đều hiểu rằng phải lấy quốc văn làm trọng, mới nhóm lên cái phong trào chấn hưng quốc văn… Nền quốc văn mới ấy vừa nhóm thành cũng đã có vẻ khởi sắc, khiến cho ta có thể hi vọng ở cái tiền đồ quốc văn được”.
Theo sách Việt Nam Văn Minh Sử Cương của Lê Văn Siêu, khi đề cập tới chữ quốc ngữ đã viết “…Việt Nam đã được một món quà tặng vô cùng quý giá là chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh hiện được dùng trong toàn quốc. Hồi đầu thứ chữ này chỉ là những ghi chú để cho các giáo sĩ ngoại quốc dùng học tiếng Việt Nam mà truyền đạo cho dễ. Người Việt không học nó làm gì và cũng không ngờ đâu nó lại dễ học đến thế…Rồi cuối cùng với sự bỏ hẳn việc thi chữ Nho của Nam Triều thì chữ ấy mới thực sự trở nên địa vị là chữ quốc ngữ, khí cụ không thể thiếu được cho sự tiến hóa của xứ sở”.
Hơn thế nữa, chữ nghĩa là chữ nghĩa, việc sử dụng nó để làm gì thì tùy từng cá nhân; học chữ quốc ngữ để mở mang kiến thức, vận động cải cách xã hội, chống thực dân Pháp thì có rất nhiều người đã làm, điển hình là Tự Lực Văn Đoàn là một nhóm đã gây được cả một phong trào lớn rộng trong dân chúng, nhưng nhóm này đã bị Việt Minh ám hại vì không nằm trong tổ chức của chúng.
Khi ông Trần Văn Giáp viết về chuyện chữ quốc ngữ và chữ Nôm ờ thế kỷ XIX, ông Giáp vẫn viết rằng “dân ta vốn giầu tinh thần yêu nước, không ngừng đấu tranh theo chiều hưóng dân tộc tự cường, giữ truyền thống tốt đẹp: văn nôm vẫn thông dụng”.
Thực sự trong giai đoạn “khởi đầu có một nền quốc văn mới” thì các bậc tiền bối vẫn quen viết bằng chữ Nôm vì vẫn chịu ảnh hưởng của một thời đại cực thịnh của loại chữ này kể từ thời Tây Sơn qua đời nhà Nguyễn mà tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Theo Giáo sư Dương Quảng Hàm thì giai đoạn đầu thập niên 40 của thế kỷ XX “một số học giả, dù biết quốc ngữ, cũng còn thích dùng chữ Nôm để sáng tác bằng ngôn ngữ Việt Nam”. Câu chuyện chỉ đơn giản như vậy chứ không có những lý do “yêu nưóc… đấu tranh… tự cường… truyền thống” để cứ dùng chữ Nôm.
Dùng chữ Nôm thì phải học chữ Hán trước, chính ông Trần Văn Giáp đã trích dẫn lời nhận xét xác đáng của ông Ngô Thời Nhiệm rằng “Chữ nước ta so ra khó hơn chữ Trung Quốc”. Ông Giáp cho rằng học một thứ chữ khó hơn chữ Hán là chữ Nôm để “tự cường” thì làm sao mà tự cường cho được.
Chính ông Trần Văn Giáp cũng dịch nhiều tác phẩm chữ Nôm ra chữ quốc ngữ thì những lý luận của ông đã lủng củng, mâu thuẫn, e rằng nghèo mất “tinh thần yêu nưóc” chăng?
Còn xét về truyền thống thì chữ Nôm do ai chế ra, với mục đích gì, có từ thời nào vẫn là vấn đề còn được tra cứu, ngay trong sách Lược Khảo Vấn Đề Chữ Nôm cũng chỉ dựa vào vài yếu tố mập mờ thì làm sao ông Giáp đã khẳng định chữ Nôm là chữ của dân ta, học chữ Nôm để giữ truyền thống. Vả lại chữ nghĩa là chữ nghĩa, ai muốn học loại chữ nào thì học, đâu cần phải “yêu nưóc, tranh đấu, giữ truyền thống” mới học chữ Nôm và dùng đến. Ông Giáp áp đặt tiền nhân vào một chuỗi từ ngữ mà Đảng CSVN ưa dùng thì lố lăng quá.
Để tiếp tục trình bầy về sự huênh hoang của ông Giáp với chữ quốc ngữ, chúng ta thấy ông Giáp viết rõ rằng từ khi các giáo sĩ tây phưong lập ra chữ quốc ngữ để “lợi dụng”, tới thời Pháp thuộc cũng “lợi dụng” để “phồ biến chính sách ngu dân” và phải đợi mãi tới đầu thế kỷ XX thì chữ quốc ngữ mới thoát khỏi sự “lợi dụng”. Ông Trần văn Giáp lý giải sự “chuyển biến” này như sau “Mãi khoảng 30 năm đầu thế kỷ thứ XX, chữ quốc ngữ La Tinh được sử dụng nhiều. Hội Truyền Bá Quốc Ngữ ra đời, phương pháp i-tờ được phổ biến, chữ quốc ngữ La Tinh đã trở thành thứ vũ khí thông thường để đánh tan giặc dốt. Đấy là thứ chữ mà ta dùng ngày nay để thay thế chữ Nôm”.
Thế là chữ quốc ngữ La Tinh mãi tới năm 1938 mới được phương pháp i-tờ và Hội Truyền Bá Quốc Ngữ “giải phóng”, vì có ông Trần Văn Giáp là đồng sáng lập Hội và đồng tác giả vần quốc ngữ với phương pháp i-tờ kể trên.
Ông Trần Văn Giáp viết như thế là gạt bỏ và xúc phạm đến biết bao nhiều Học giả, Giáo sư, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo đã nổ lực trong việc thành lập, giảng dạy chữ quốc ngữ trước ông.
Nói một cách đúng đắn, sòng phẳng thì Hội Truyền Bá Quốc Ngữ và cuốn Vần Quốc Ngữ chỉ là những việc làm kế tục và nằm trong nhiều chương trình cổ võ học chữ quốc ngữ mà thôi.
Về việc học đánh vần tới đầu thập niên 50 của thế kỷ XX ở miền Bắc Việt Nam, người ta còn nghe một bài hát khuyến học với các câu như sau:
“Ai về chợ huyện Thanh Vân,
Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa
Đánh vần năm ngoái, năm xưa
Năm nay quên hết nên chưa biết gì”.
Ông Trần Văn Giáp đã quên tất cả các bậc tiền bối có công với việc cổ võ học chữ quốc ngữ. Chúng ta có thể nhắc tới các thế hệ trẻ bằng cách đọc lại Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Giáo sư Dương Quảng Hàm in năm 1941 để biết rõ tiến trình cổ võ và giảng dạy chữ quốc ngữ không phải chỉ có từ năm 1938.
Theo đó, các sách giáo khoa quốc ngữ đầu tiên là của Trương Vĩnh Ký (1837-1888), Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của 1834-1907) và các người khác như Trần Văn Khánh, Trần Văn Thông.
Các nhà báo có công cổ động học chữ quốc ngữ lúc đầu là các ông Nguyễn Văn Vĩnh cộng tác viên Đông Dưong Tạp Chí, Phạm Quỳnh với Nam Phong Tạp Chí (1917).
Tới năm 1932 thì có Tụ Lực Văn Đoàn, có báo Phong Hóa, Ngày Nay… với các ông Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Thế Lữ…
Trên đây chỉ là một số các học giả , giáo sư, ký giả điển hình chứ không thể kê khai hết những vị có công quảng bá chữ quốc ngữ được.
Từ các sự kiện được trình bầy ở trên, chúng ta thấy rõ rằng đường lối chỉ đạo văn hóa từ thời Việt Minh tới thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã “tẩy não” con người nhất là các cán bộ Văn Hóa của họ tới mức độ nào. Ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta đã cướp công kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân, đã giết nhiều người không cùng lập trưòng với Cộng Sản thì việc một cán bộ Văn Hóa của ngành Sử có dành độc quyền cho Hội Truyền Bá Quốc Ngữ chống “giặc dốt” thì cũng chỉ là đi theo con đường “Bác đã vạch ra”. Con đường đó là tuyệt đối trung thành với “Chủ nghĩa Max-Lenin” được thực hiện bởi Stalin và Mao Trạch Đông như ông Hồ đã khẳng định trước Đại Hội Đảng Kỳ II vào năm 1951 rằng: “Ai thì có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được”.
Việc lộng ngôn “múa gậy” ở cái giếng cạn Văn Hóa Miền Bắc dưới gông cùm của chế độ thì làm sao có tự do để viết ngoài cái “giáo điều” mà Đảng đã đề ra, những vị khác ở trong Hội Truyền Bá Quốc ngữ hẳn không đồng ý với lối cướp công khuyến học trắng trợn này.
Ngô Đình Vận
California USA, September 20, 2008.
Sunday, July 8, 2012
GS Huỳnh Văn Lang Ra Mắt Sách "Ký Ức Huỳnh Văn Lang Tập II" - P2
VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một số hình ảnh buổi ra mắt sách "Ký Ức Huỳnh Văn Lang Tập II" của Tác giả Huỳnh Văn Lang do báo Thời Luận Los Angeles tổ chức vào ngày 30 tháng 6 năm 2012 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, thuộc Thành phố Santa Ana, Miền Nam California Hoa Kỳ.
Nhạc nền ca khúc "Phương Thu" thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận.
Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com
GS Huỳnh Văn Lang Ra Mắt Sách "Ký Ức Huỳnh Văn Lang Tập II" - P1
VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một số hình ảnh buổi ra mắt sách "Ký Ức Huỳnh Văn Lang Tập II" của Tác giả Huỳnh Văn Lang do báo Thời Luận Los Angeles tổ chức vào ngày 30 tháng 6 năm 2012 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, thuộc Thành phố Santa Ana, Miền Nam California Hoa Kỳ.
Nhạc nền ca khúc "Phương Thu" thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận.
Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com
Người Lao Động Và Quyền Thành Lập Nghiệp Đoàn Tự Do Tại Việt Nam - P2
VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một số hình ảnh của buổi Hội Thảo "Người Lao Động và Quyền Thành Lập Nghiệp Đoàn Tự Do tại Việt Nam" do Ủy ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam tổ chức vào chiều Chủ Nhật ngày 17 tháng 6 năm 2012 tại Hội Trường Nhật Báo Người Việt, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Buổi hội thảo của các thành viên UBBV Người Lao Động VN gồm có:
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo vệ Người Lao Động VN đến từ Ba Lan.
Ông Đoàn Việt Trung, Thư Ký UBBV Người Lao Động VN, Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu.
Giáo sư Jackie Bông Wright, Thủ Quỹ UBBV Người Lao Động VN đến từ Washington D.C.
Ông Nguyễn Đình Hùng, thuộc Tiểu Ban Mã Lai của Ủy Ban Bảo Vệ NLDVN và Nghiệp Đoàn May Mặc Úc.
Nữ Ký giả Ca Dao, thuộc Tiểu Ban Mã Lai của Ủy Ban BVNLD VN, đến từ Pháp Quốc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Phó Chủ Tịch UBBV Người Lao Động VN, đương kim Chủ Tịch Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ.
Nhạc nền ca khúc "Sao Mai" thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận.
Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com
Người Lao Động Và Quyền Thành Lập Nghiệp Đoàn Tự Do Tại Việt Nam - P1
VanHoaNBLV tham dự và ghi nhận lại một số hình ảnh của buổi Hội Thảo "Người Lao Động và Quyền Thành Lập Nghiệp Đoàn Tự Do tại Việt Nam" do Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam tổ chức vào chiều Chủ Nhật ngày 17 tháng 6 năm 2012 tại Hội Trường Nhật Báo Người Việt, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Buổi hội thảo của các thành viên UBBV Người Lao Động VN gồm có:
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo vệ Người Lao Động VN đến từ Ba Lan.
Ông Đoàn Việt Trung, Thư Ký UBBV Người Lao Động VN, Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu.
Giáo sư Jackie Bông Wright, Thủ Quỹ UBBV Người Lao Động VN đến từ Washington D.C.
Ông Nguyễn Đình Hùng, thuộc Tiểu Ban Mã Lai của Ủy Ban Bảo Vệ NLDVN và Nghiệp Đoàn May Mặc Úc.
Nữ Ký giả Ca Dao, thuộc Tiểu Ban Mã Lai của Ủy Ban BVNLD VN, đến từ Pháp Quốc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Phó Chủ Tịch UBBV Người Lao Động VN, đương kim Chủ Tịch Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ.
Nhạc nền ca khúc "Sao Mai" thơ Ngô Đình Vận, nhạc Lại Minh Thuận.
Thực hiện video clip http://noigio.blogspot.com
Subscribe to:
Posts (Atom)